Đá mỹ nghệ Anh Đức Giết người, trả thù liệu có ích gì mà con người mãi không thoát nổi?
Giết người, trả thù không chỉ là việc của kẻ ác mà những người chúng ta tưởng rằng hiền lành họ vẫn có thể nhúng tay vào tội ác bất cứ khi nào. Vậy đâu là nguyên nhân, động cơ cho hành động tội lỗi này?

1. Tâm lý kẻ trả thù, giết người

Người thân vay tiền không trả, người này tìm cách trả thù bằng cách giết đối phương. Hoặc đơn giản chỉ một câu chê bai, chì chiết, bị xem thường là người ta đã rắp tâm trả thù bằng cách giết người… Những câu chuyện thực tế đó cứ nhan nhản trên mạng không chỉ khiến người thân đau xót mà những người khác cũng cảm thấy đau lòng theo.

Lăng mộ đá ĐẸP 2020

Hay mẩu chuyện: “Trong bãi đậu xe hai chủ nông trại nấp trong xe vận tải của mình bắn chết nhau để chấm dứt mối thù dài 40 năm bắt đầu từ khi hai người còn nhỏ”. Hãy tưởng tượng xem, trong suốt cuộc đời của hai người này họ đã không có nổi một ngày yên ổn vì bận rắp tâm trả thù!

Có thể nói, ngày nay tình cảm con người không được đề cao bằng vật chất, đó là lý do nhiều người xem tiền là tất cả, thậm chí họ bất chấp mạng sống của mình để có tiền.

Họ ngụy biện cho lỗi lầm của mình rằng, họ làm thế vì họ là kẻ đáng thương, bị hại trước nên họ có quyền trả thù khi nghĩ là họ bị đối đãi bất công, là họ bị yếu thế hơn nên tự đòi lại quyền công bằng cho mình. Vì thế họ cho rằng mình đã là người: Theo trời hành đạo.

2. Thái độ thù oán có hại cho chính chúng ta

Việc nuôi dưỡng ý nghĩa xấu và thái độ muốn trả thù có hại đến tình cảm và cơ thể. Những ý nghĩ phục hận cướp mất sự yên tĩnh trong tâm hồn và làm lu mờ lý trí sáng suốt. Tham khảo: Lời Phật dạy về hận thù: Hiểu được rồi sẽ trút bỏ mọi gánh nặng ngàn đời

Giả sử thấy nếu ta người đó bị nạn là thấy vui, đâu biết niềm vui trên đau khổ của người khác không phải là niềm vui chân thật, mà chính là nhân đau khổ cho chính mình, cũng là thuốc độc hại người. Ta không hiểu sâu sắc hơn rằng, vui trên đau khổ của người khác là nhân ác thì sau này quả xấu sẽ đến với mình.      Chúng sẽ chỉ như thuốc độc mới ngấm chưa phát tán, nhưng khi nó phát tán ta lại sẽ thấy khổ ngay, nên niệm ác sẽ tương ưng với quả ác không thể nào tránh khỏi. Trước khi muốn thù hận ai, phải nhớ nếu mình ôm tâm thù hận là ôm thuốc độc hại mình, không có ích lợi.   Một lý do khác mà chúng ta không nên nuôi dưỡng lòng thù oán là bởi vì người lầm lỗi ngay cả những người phạm tội nặng đều nên chọ họ có cơ hội thay đổi. Ai trong chúng ta cũng chẳng có đôi ba lần phạm lỗi, đó là lý do chúng ta có quyền sám hối.   Tại sao? Bởi vì nếu phục hận kẻ thù mình, chúng ta càng làm thái độ của kẻ thù lì hơn và càng đào sâu mối thù giữa hai bên. Trong một số xã hội, việc người ta tự tìm cách xử lý và trả thù không phải là một điều lạ. Tuy nhiên, những xã hội đó thường đi đến chỗ cấu xé nhau bởi những mối thù không biết khi nào chấm dứt.

Nếu chúng ta lấy oán trả oán, chúng ta làm theo tinh thần của kẻ làm ác và ta chúng chẳng hơn những kẻ đó là bao. Sống trong xã hội mọi người không quá đề cao sự chân thành, tin kính, bạn có thể nghĩ rằng tha thứ, trái ngược với trả thù, nhưng tha thứ mà là cách trả thù khôn ngoan nhất.
Nhưng nếu chúng ta làm ơn cho người xúc phạm đến chúng ta hoặc làm tổn thương mình, chúng ta có lẽ làm cho thái độ của người đó được dịu lại và biến một kẻ thù cũ thành một người bạn.

Khu Lăng mộ đá tổ Họ Lưu Tiến Hòa Xá – Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Đức tại Nam Định

3. Cách hàng phục con ma trong tâm trí chúng ta

Vậy thì các nạn nhân của tội ác phải chịu và chấp nhận một cách tiêu cực việc ác xảy đến cho mình? Khi một sự việc xảy ra, chúng ta cần nhờ dựa vào nhà chức trách hoặc những người có thẩm quyền mà chúng ta có thể nhờ cậy được.    Nhưng, thỉnh thoảng công lý đến chậm hoặc không bao giờ đến nữa thì ta nên làm gì đây? Thực tế là có những kẻ có quyền thế lớn đến nỗi nhà chức trách không thể nào kiểm soát được họ.

Nhưng dù sao đi nữa, cách cư xử khôn ngoan vẫn là việc tự kềm chế mình. Chỉ cần hiểu được điều này thôi chúng ta sẽ hết hận thù, đúng như cách Phật dạy chư vị Tỳ kheo hãy đi đến khu rừng, gốc cây hay chỗ vắng lặng, đầy khắp mười phương cùng với tâm từ mà an trú, cùng với tâm bi, tâm hỷ, tâm xả mà an trú.

TOP 5 Mẫu Thiết kế Lăng mộ đá ĐẸP năm 2020 của Đá mỹ nghệ Anh Đức

Quảng đại. Vô biên. Không sân. Không hận. Nghĩa là đối với cảnh đáng sân, đáng giận, không khởi tâm sân, không khởi tâm giận. Dùng từ, bi, hỷ xả đối trị sân hận. Dùng từ bi mà hỷ xả những lời phỉ báng, mạ lỵ, thống trách…
Thực ra khi ta bị ai đó hại, sẽ nổi lên lòng sân hận, tâm loạn là nhân duyên để ma có cơ hội phá hoại ta hơn nữa. Là điều dễ hiểu khi nhiều người đã tan thân mất mạng vì không chịu nổi sự phỉ báng của dư luận.
Vì họ không biết được việc hướng tâm hồi hướng quan trọng thế nào trong đời sống thường nhật. Chính vì thế mà thấy bất lực với lũ con không thể dạy, một ông chồng quá thể rượu chè… Không hướng người theo điều tốt được thì hãy sửa lấy chính mình trước đã.

Tổng hợp Những Mẫu Thiết kế phối cảnh Khu lăng mộ đá ĐẸP của Đá mỹ nghệ Anh Đức

Không kiếp này thì các kiếp sau, mọi nhân duyên có liên can đều được thanh toán gọn nhẹ mà chẳng mất lòng ai. Còn khi ta tĩnh lặng nơi tâm lại có thể thay đổi được hoàn cảnh.

Him Lam

Có thể bạn quan tâm