Đá mỹ nghệ Anh Đức Ly kỳ chuyện rùa ăn chay, nghe kinh Phật và những chiếc lá sen khổng lồ tại chùa Phước Kiển. Những chuyện ly kỳ về chùa Phước Kiển với cụ rùa trên 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh phật, chuyện về tình bạn cảm động giữa rùa với hạc, chuyện về những chiếc lá sen khổng lồ luôn hấp dẫn khách du lịch.
Nghe chuyện tâm linh về thề độc bạn sẽ không dám thề thốt cho vui mồm Những câu chuyện tâm linh về Tràng An: Rắn có mào, xác chết 6 năm không rữa Những địa điểm trai chưa vợ, gái chưa chồng nên lui tới.

Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.   Theo sư thầy Thích Huệ Từ (81 tuổi, trụ trì chùa), chùa Phước Kiển có lịch sử hơn 100 năm. Năm 1954, vị trụ trì đầu tiên viên tịch, lúc này thầy Thích Huệ Từ mới 17 tuổi đã nhận ni bát, kế thừa ngôi chùa theo di nguyện và trở thành Trụ trì đời tiếp theo của chùa cho đến nay.   Chùa Phước Kiển thu hút du khách gần xa đến thăm viếng bởi những câu chuyện lạ kỳ về cụ rùa trên 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và thích nghe kinh phật, chuyện về tình bạn cảm động giữa rùa với hạc, chuyện về những chiếc lá sen khổng lồ.

Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Đức Ninh Bình

Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Đức Ninh Bình

1. Ngôi chùa có những chiếc lá sen khổng lồ

Hé lộ những chuyện ly kỳ về chùa Phước Kiển, Chùa còn có tên chùa Lá Sen, bởi trong chùa có một giống sen có lá to lớn dị thường, người ta thường gọi bằng nhiều tên khác nhau như sen vua, súng nia. Vì lá sen rất giòn, dễ bị rách nên muốn đứng lên, trước tiên người ta phải đặt một cái mâm thiếc mỏng trên lá, sau đó bước chậm rãi vào đúng tâm. Dù vậy, khi đã đứng vững, người ta sẽ không còn sợ bị rơi xuống nước.   Theo trụ trì chùa Phước Kiển, loài sen này xuất hiện trong ao của nhà chùa từ năm 1992. Do hợp thổ nhưỡng nên cây phát triển xanh tốt cho đến nay. Vào mùa nước nổi, đường kính của lá sen từ 2 mét rưỡi tới 3 mét, có thể chịu được sức nặng của người từ 60 đến 80kg. Còn vào mùa khô, lá sen chỉ to khoảng 1 đến 1,5 mét.   Điểm đặc sắc nữa nằm ở hoa sen. Khi mới trổ hoa có màu trắng, dần dần chuyển sang màu hồng sẫm lúc sắp tàn. Cánh hoa còn được phơi khô, pha chung với trà uống rất thơm ngon.

Lăng mộ đá CÔNG GIÁO ĐẸP

Lăng mộ đá CÔNG GIÁO ĐẸP

2. Ly kì những câu chuyện về rùa ăn chay, ngủ mùng, nghe kinh tại chùa Phúc Kiển

Sư Thích Huệ Từ (81 tuổi, trụ trì chùa), cho biết hiện chùa nuôi 6 con rùa, trong đó có 1 con 106 tuổi (nặng 15 kg), 1 con 101 tuổi (nặng 13 kg), được gọi là “cụ rùa”. Ngoài ra còn có 1 con rùa rất đặc biêt, tuổi đời nhỏ nhất, chỉ ngủ mùng và không bao giờ chịu…xuống nước.   Thời chiến tranh loạn lạc, 2 “cụ” rùa trên hết lần này đến lần khác lưu lạc vì bị bắt trộm. Nhưng lạ kỳ ở chỗ, những người trộm rùa lại tự mang rùa đến chùa nhận tội với trụ trì vì từ ngày trộm rùa những thành viên trong nhà gặp đau ốm triền miên nên hoảng sợ đem trả.   Ngoài 6 con rùa trên, trong chùa còn có một xác rùa được trưng bày trong tủ kính. Theo sư Thích Huệ Từ, vào năm 1948 có người mang đến tặng cho chùa một con rùa, lúc đó sư còn là chú tiểu. Con rùa này suốt ngày cứ quanh quẩn bên vị sư, mỗi khi nghe tiếng kinh phật nó đều nằm yên như tĩnh tâm. Đến năm 1966, chùa bị đánh bom, rùa lạc mất rồi bị một người bắt về nuôi. Sau đó, rùa trốn thoát và tự bò về chùa.

Mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá khối 2020

Mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá khối 2020

Hằng ngày, những con rùa hiện tại được cho ăn, chiều đến đem thả vào bể nước bên hông chùa để tắm mát, uống nước. Sáng ra được cho đi vệ sinh, tắm rửa thêm một lần cho sạch rồi thả rùa bò tự do quanh chùa. Điều đặc biệt là những “cụ” rùa đều ăn chay, chủ yếu là rau muống. Mỗi đêm, 1 “cụ” có thể ăn hết 1 kg rau muống.   Có nhiều khi khách tham quan thử cho ăn thịt, cá thì rùa không bao giờ ăn mà quay mặt bò nhanh đi nơi khác. Mỗi khi sư tụng kinh, những cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, như chăm chú lắng nghe tiếng kinh phật.

Mo-da-DEP-Mau-mo-da-khoi-2020-1.jpg

Mo-da-DEP-Mau-mo-da-khoi-2020-1.jpg

Vì tuổi đời trăm năm và biết “tu hành” nên những cụ rùa ở chùa này được khách thập phương khi đến thăm chùa đều rất yêu mến.   Phật tử đến viếng chùa gọi những “cụ” rùa là “ông quy”. Những “ông quy” này suốt ngày chỉ bò quanh quẩn trong sân chùa, ai muốn sờ mó, ôm bồng đều được và dù có bế đi đâu thì “ông quy” vẫn bò về chỗ cũ…

Đọc ngay: Huyền bí NGÔI MIẾU THIÊNG thờ thanh nữ, chỉ xoay hướng mà 6 NGƯỜI MẤT MẠNG

Mo-da-DEP-Mau-mo-da-khoi-2020-2.jpg

Mo-da-DEP-Mau-mo-da-khoi-2020-2.jpg

3. Tình bạn cảm động giữa Rùa và Hạc

Hé lộ những chuyện ly kỳ về chùa Phước Kiển, câu chuyện giữa ông rùa nhỏ và Hạc bắt đầu từ năm 1999. Khi sư ông giải cứu Hạc từ tay thợ săn với giá 3,1 triệu đồng. Khi Hạc được sư ông cắt dây thả đi nhưng Hạc lại không đi mà quanh quẩn ở lại chùa.   Theo lời kể của sư ông. Khi được sư ông giải cứu Hạc còn bé và chỉ ăn cá nên Hạc lớn rất nhanh. Khi đã trưởng thành sải cánh của Hạc khoảng 0,8m và nặng gần 10kg. Hạc rất hiểu tiếng người, sư ông bảo đậu là đậu, bay là bay. Khi thầy bảo Hạc che sương. Thì Hạc giang rộng đôi cánh của mình che ngang đầu đầu như vạt ô cho thầy khi thầy kinh kệ.   Có một lần sư ông nhờ người chụp ảnh lại ao sen quanh chùa. Người thợ chụp ảnh muốn có bức ảnh của Hạc và lá sen cho đẹp. Nên nhờ sư ông nói với Hạc và sư ông nói “ Hạc, con đứng trên lá sen để chụp ảnh, nhưng đừng bấu vuốt chặt quá, kẻo rách lá sen”. Và điều kỳ lạ là Hạc lập tức bay lên và đậu nhẹ nhàng lên lá sen để người thợ có thể chụp được ảnh.   Người thợ nói với thầy bảo Hạc bay từ trên cao xuống lá sen để có bức hình Hạc dang cánh. Và sư thầy cũng bảo với Hạc lập tức Hạc liền làm theo dưới ánh mắt đầy ngỡ ngàng của người thợ chụp ảnh.   Tình bạn giữa Hạc và rùa nhỏ rất khắn khít với nhau như một đôi bạn thân. Mỗi khi sư ông kinh kệ thì Hạc và rùa đều ở bên cạnh sư ông. Hạc còn đứng trên lưng rùa như 2 linh vật mà chúng ta thường hay thấy ở các đình chùa.   Tuy là đôi bạn thân nhưng sở thích ăn uống của Hạc và rùa lại khác nhau. Rùa thì chỉ toàn ăn rau củ, còn Hạc thì lại ăn cá. Vì không thể cảm hóa được Hạc ăn chay nên sư ông bảo Hạc rời chùa.   Sư nói: “Ngươi cứ ăn mặn thế này thì nên bay về trời đi, chứ ở chùa ta phải mang tội theo”.   Và rồi Hạc đã rời chùa và bay đi. Tuy nhiên khi Hạc đi không bao lâu thì rùa vì nhớ bạn đã bỏ ăn rồi chết. Điều kỳ lạ ở đây là rùa chết đứng. Vì thương rùa có tánh linh nên sư ông đã đem ướp xác rùa. Đeo vào cổ rùa một chuỗi tràng Hạc rồi đặt vào tủ kính để bảo quản và lập ban thờ ở một góc chùa.

Khu Lang mo da DEP voi Lang tho da Tam Quan 3 mai

Khu Lang mo da DEP voi Lang tho da Tam Quan 3 mai. Mẫu Lăng Mộ Đá ĐẸP có hình tượng Hạc cưới Rùa rất đẹp của Đá mỹ nghệ Anh Đức.

Khi rùa mất và đem ướp xác. Trên mai rùa được khắc năm vào chùa đến năm mất đi là 1948 – 29/7-2002.   Cho đến ngày nay, tuy đã trải qua rất lâu nhưng những hình ảnh của rùa và hạc. 2 động vật có tánh linh và là đôi bạn khắn khít với nhau vẫn được lưu niệm tại chùa.   Vì có những giai thoại có thật như vậy. Và có bằng chứng xác thực nên chùa Phước Kiển được rất nhiều người tìm đến tham quan, thắp nhang. Chiêm ngưỡng những bức ảnh của Hạc và rùa.   Tất cả mọi người khi đến chùa và được nghe câu chuyện tình bạn giữa rùa và hạc. Đều cảm thấy xúc động và ngưỡng mộ tình bạn của 2 con vật có tánh linh.   Vì những câu chuyện ly kì đó, chùa Phước Kiển luôn thu hút rất đông du khách đến thăm viếng. Mọi người đến đây còn được tận mắt chứng kiến, làm bạn với 6 “cụ” rùa và chiêm ngưỡng loài sen quý báu tại ao Liên Trì, cùng lắng đọng cảm xúc khi nghe câu chuyện cảm động về tình bạn giữa rùa và hạc.

Lam Mau Mo nganh - Mo to DEP 2020 tai Ninh Binh

Mẫu Mộ Ngành – Mộ đá Tổ (MỘ TỔ) Đẹp của Đá mỹ nghệ Anh Đức – Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.

Qúy khách tham khảo thêm Bài viết:

Đá mỹ nghệ Anh Đức – nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng Lăng Mộ đá ĐẸP trên toàn quốc!

Có thể bạn quan tâm