Đá mỹ nghệ Anh Đức Vắng như chùa bà Đanh – Thành ngữ ẩn chứa nhiều bí ẩn tâm linh kỳ bí
Từ lâu, câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến hay bởi sự thiêng liêng, kỳ bí khó lý giải?
   
  Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 
  Chùa Bà Đanh được xây dựng từ thời Lý (thế kỉ XI) do một người đàn bà giàu có trong làng cung tiến. Làng có tên chữ là Đinh Xá (nghĩa là "nơi ở của dòng họ Đinh"), tên nôm gọi là Đanh (nhiều địa phương cũng gọi "cái đinh" là "cái đanh"), vì vậy ngôi chùa được gọi là chùa Bà Đanh.   Ngôi chùa linh thiêng, cổ kính nhìn ra con sông Đáy có một quang cảnh vô cùng vắng lặng. Chùa thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Đây là một địa điểm rất xa xôi và cách trở so với trung tâm thành phố Phủ Lý.
Có thể bạn quan tâm: Văn khấn tứ phủ bản chuẩn cho con nhang, đệ tử đi lễ

 

Những câu chuyện “bí ẩn” về ngôi chùa cổ
  

Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh luôn được thêu dệt bằng những câu chuyện tâm linh kỳ bí mà tâm điểm là tượng Bà Đanh và tích "vắng như chùa Bà Đanh".

Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…
  Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết: “Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”.
  Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị chùa bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…” 
  Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa.

Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.   Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh.

Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.
  Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này.
  Sư thầy Thích Đàm Đam – Trụ trì chùa Bà Đanh cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”!

Bạn có biết: Đi chùa thắp mấy nén hương, phải chăng càng nhiều càng tốt?
 

Vì sao lại “Vắng như chùa Bà Đanh”?
 

   

Vắng như chùa Bà Đanh, vì sao lại thế? Đây cũng là một câu hỏi ít người lý giải được.
  Thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào.

Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.
  Lại có câu chuyện khác nói rằng, Chùa Bà Đanh nói đúng hơn là đền, thờ nữ thần Pô Yan Dari của người Chăm.   Vị nữ thần này được tạc bằng đá, mang dáng hình rất phồn thực, hai chân dạng ra.

Vị nữ thần này chuyên ban  phúc cho những người đến cầu cúng, nhất là những người đến cầu tự khi người này cầm gậy bằng đá thọc vào hạ bộ của thần như biểu tượng của sự giao phối thần thánh.

Tên Bà Banh là cách gọi dân gian đặt cho ngôi chùa bởi sự phô phang đó nhưng sau do từ Banh thô tục nên gọi chệch đi thành Bà Đanh.   Về câu chuyện này còn có giai thoại: Trạng Quỳnh nghe nói gần nơi mình dạy học có một tượng đá rất thiêng, người ta gọi pho tượng đó là Bà Banh. Một hôm, Quỳnh đến tận nơi để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng lấy chày đá quẳng đi, rồi viết lên bụng bức tượng 8 câu thơ:   Khen ai đẽo đá tạc nên mày   Khéo đứng ru mà đứng mãi đây   Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt   Dưới chân đứng chéo một đôi giày   Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu   Hay là bốc gạo thử thanh thầy   Có gứa gần đây nhiều gốc dứa   Phô phang chi ở đám quân này   Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Bà Banh" thiêng nữa. Mọi chuyện có lẽ cũng chỉ là truyền thuyết, còn  lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo chùa bà Đanh không linh, không ai đến là sai.

Chùa Bà Đanh được biết đến như là "Chùa Sa Mạc" trong một thời gian dài. Nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi. 
  Chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao. 
  Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.

Thủy Nguyễn

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm