Đá mỹ nghệ Anh Đức Kiêng kỵ trong đám cưới chạy tang

Phong tục cưới của người Nam Bộ thời xưa

(Lichngaytot.com) Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, đám cưới không chỉ là ngày vui của đôi trai gái, mà còn là hỷ sự, là ngày vui chung được cả đại gia đình đón đợi. Tuy nhiên cuộc sống thường xảy ra rất nhiều những tình huống không thể lường trước được. Một trong những tình huống không mong muốn trong thời gian chuẩn bị cho đám cưới là việc gia đình hai bên có người đột ngột qua đời hoặc vì lý do đau yếu khó qua khỏi.

=> Xem ngày tốt cưới hỏi theo Lịch vạn niên 2016
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới chạy tang
  Nhưng vì đám cưới đã được chuẩn bị không thể dời lại, hay vì cặp trai gái và gia đình cũng không muốn để hết mãn tang mới cử hành hôn lễ. Lúc này hai gia đình sẽ gấp rút chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới. Cưới chạy tang thường tổ chức đơn giản, gọn lẹ, tránh cầu kỳ phô trương, có thể bỏ bớt các lễ nghi nhưng về cơ bản vẫn phải giữ đúng trong phong tục cưới hỏi của ngưới Việt.

Ảnh minh họa

Nếu gia đình nhà gái có đám tang thì mọi nghi lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức đơn giản và chỉ đãi tiệc vào ngày cưới, khách khứa cũng sẽ bị giới hạn. Bố mẹ cô dâu và những người có tang sẽ không đưa cô dâu sang nhà chồng trong ngày rước dâu mà nhờ tới những người đại diện. Ngược lại, nếu nhà trai có đám tang thì số lượng đoàn rước sang nhà gái cũng bị rút gọn. Những nghi lễ cơ bản vẫn phải được tiến hành đúng các nghi lễ theo phong tục cưới hỏi Việt Nam. Tuy nhiên nếu gia đình bên nào có người mới qua đời thì nghi thức cưới bên gia đình đó sẽ đơn giản bớt các thủ tục nghi lễ và cũng tránh cầu kỳ, rầm rộ.

TH.

Có thể bạn quan tâm