Đá mỹ nghệ Anh Đức Các nghi thức lễ Phật Đản không thể thiếu và ý nghĩa.
Các Nghi thức lễ Phật Đản
rất quan trọng vì chúng không chỉ mang nét văn hóa đặc trưng mà còn có ý nghĩa nhắc nhở con cháu luôn phải hướng về cuộc sống trong sạch, thanh tịnh và bao dung.
15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca bằng những lễ nghi cao đẹp để hướng về đức Phật với lòng thành tâm nhất. Nghi thức lễ Phật Đản đã trở thành một trong những nghi lễ quan trọng trong các tôn giáo ở nước ta trong nhiều năm qua. Vì thế, cứ đến ngày lễ Phật Đản, không chỉ có buổi lễ chính được Giáo hội Phật giáo Trung ương long trọng tổ chức mà giới tăng ni Phật tử và nhân dân tổ chức khá nhiều nghi lễ khác.
Lễ rước mừng Đại lễ Phật Đản của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam năm 2020
Tử năm 1981, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và kể tử đó, chúng ta tổ chức đại lễ Phật đản hằng năm vào ngày 15/4 Âm lịch một cách trang trọng, thành kính. Nghi thức lễ Phật Đản của Giáo hội Phật Giáo tiến hành với lễ đài được trang trí trang nghiêm, các tăng ni, Phật tử dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật và thực hiện nghi lễ tắm Phật với sự cầu mong thân thể và tâm hồn luôn được trong sạch.
Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa còn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp, xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Đồng thời, các tăng ni phật tử vệ sinh nhà cửa, bàn thờ sạch sẽ, trang hoàng lại cho đẹp ngoài ra, họ có thể đến chùa gần nơi mình sinh sống để làm việc thiện giúp nhà chùa vào ngày này.
Thiền sư tổ chức giảng kinh cho các Phật tử năm 2020
Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào đúng ngày Rằm tháng 4, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố, làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông, ca hát chào mừng Phật đản, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa… với hàng nghìn tăng ni, Phật tử tham dự.
Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không phung phí, tốn kém mà thể hiện bằng tấm lòng thành, vốn là đạo lý nhà Phật. Sau đó, các thiền sư tổ chức thuyết giảng cho mọi người có mặt tại buổi lễ hiểu về Phật pháp. Qua đó, mọi người được hiểu thêm về cuộc sống, về chúng sinh, muôn loài để tự thanh lọc tâm hồn của chính mình. Đến cửa Phật ngày đại lễ Phật Đản cũng như nhiều ngày bình thường khác, những bài giảng kinh của các thiền sư đều giúp chúng ta tĩnh tại hơn và hóa giải được những dục vọng, dung tục của chính mình. Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc.
Các Phật tử tiến hành ăn chay, không sát sinh năm 2020
Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển). Vì vậy, trong việc ăn chay, Phật tử theo phái Bắc Tông ăn chay hoàn toàn, còn những người theo Phật giáo Nam Tông vẫn có dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh. Tuy vậy, vào ngày Phật Đản, tất cả những người theo đạo Phật đều ăn chay.
Nghi thức tắm Phật được tiến hành long trọng nhất trong ngày Lễ Phật Đản
Nghi thức lễ Phật Đản quan trọng, không thể thiếu tại các ngôi chùa trong ngày này đó là tắm Phật. Ý nghĩa nghi thức tắm Phật là để những người con Phật tưởng tưởng nhớ lại ngày Đức Phật ra đời. Không chỉ thế, tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc.
Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên gồm dòng nước ấm và dòng nước lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử.
Nghi thức tắm Phật được tiến hành như sau: tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh. Nghi thức tắm Phật được phổ biến ở nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau, đã xuất hiện từ lâu ở các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Hàn Quốc,… và được coi là một trong những nghi thức cao đẹp nhất để nói lên lòng tôn kính của những người cơn nhà Phật đối với đấng Giác Ngộ đã cứu vớt chúng sinh.
Minh Minh
Qúy khách tham khảo thêm Bài viết: Đá mỹ nghệ Anh Đức – nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng Lăng Mộ đá ĐẸP trên toàn quốc!
Có thể bạn quan tâm
-
Cách Bốc Bát Hương Mới Cúng Gia Tiên Và thần Linh Chuẩn Nhất
Bát hương là vật phẩm thờ cúng quan trọng được đặt tại vị trí đẹp nhất của ban thờ. Do đó, bốc bát hương mới cần phải được chuẩn bị và thực hiện một cách chu toàn từ khâu lựa... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Dược Sư Như Lai – Đức Phật phát nguyện chữa bệnh, chữa nghiệp cho chúng sinh
Đá mỹ nghệ Anh Đức Dược Sư Như Lai – Đức Phật phát nguyện chữa bệnh, chữa nghiệp cho chúng sinh Dược Sư Như Lai hay còn gọi là Phật Dược Sư khi tu thành đắc đạo đã phát nguyện mong muốn... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Tóm lược cuộc đời của Đức Phật để thấu hơn về cõi nhân sinh
Đá mỹ nghệ Anh Đức Tóm lược cuộc đời của Đức Phật để thấu hơn về cõi nhân sinh Cuộc đời của Đức Phật là một câu chuyện dài với biết bao biến cố. Quá trình sinh trưởng, lớn lên,... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Hé lộ bí ẩn về 8 nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh
Đá mỹ nghệ Anh Đức Hé lộ bí ẩn về 8 nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh Những nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh luôn là chủ đề khiến chúng ta không khỏi tò mò vì không... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Chọn hình Đức Phật để xem được Ngài gia ơn điều gì: Tiền bạc, Bình an, Hạnh phúc?
Đá mỹ nghệ Anh Đức Chọn hình Đức Phật để xem được Ngài gia ơn điều gì: Tiền bạc, Bình an, Hạnh phúc? Bạn mong muốn cánh cửa tương lai mở ra cho bạn sự giàu có hay sức khỏe, bình an? Hãy... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Ly kỳ chuyện rùa ăn chay, nghe kinh Phật và những chiếc lá sen khổng lồ tại chùa Phước Kiển
Đá mỹ nghệ Anh Đức Ly kỳ chuyện rùa ăn chay, nghe kinh Phật và những chiếc lá sen khổng lồ tại chùa Phước Kiển. Những chuyện ly kỳ về chùa Phước Kiển với cụ rùa trên 100 tuổi thích ngủ... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản
Đá mỹ nghệ Anh Đức Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản Ngoài cảnh đẹp kỳ vĩ, huyền bí, linh thiêng, núi Yên Tử hấp dẫn du khách khắp nơi đến nơi... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Những điềm báo cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh
Đá mỹ nghệ Anh Đức Những điềm báo cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh. Ngày rằm tháng 4 chính là ngày Đức Phật đản sinh, đây là 1 sự kiện thiêng liêng và hy hữu, khi mà có nhiều điềm... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Làm những việc này dịp lễ Phật đản, 12 con giáp gặp nhiều may mắn, thăng hạng tài lộc không ngừng
Đá mỹ nghệ Anh Đức Làm những việc này dịp lễ Phật đản, 12 con giáp gặp nhiều may mắn, thăng hạng tài lộc không ngừng. Những việc tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nếu làm được, 12 con... chi tiết -
Đá mỹ nghệ Anh Đức – Giấc mơ thấy CÁ liên quan mật thiết đến sự tăng tiến tài lộc
Đá mỹ nghệ Anh Đức Giấc mơ thấy CÁ liên quan mật thiết đến sự tăng tiến tài lộc Mơ thấy cá là điều quen thuộc. Hình ảnh cá xuất hiện rất nhiều trong giấc mộng chiêm bao thường... chi tiết