Rồng đá

Rồng hay còn gọi là Long (tiếng Trung giản thể: 龙; tiếng Trung phồn thể 龍) là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long, cả phương Đông và phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây cũng có nhiều người cho rằng, Rồng chỉ đơn thuần là loài Khủng Long có thực, chứ không có nghĩa là linh vật giả tưởng. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: “Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh” (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực. Loài rồng châu Phi là một trong những loại rồng không được biết đến nhiều như rồng châu Âu hay rồng phương Đông. Trên thực tế, hầu hết những con rồng này thậm chí không được công nhận hoặc nghĩ là rồng. Hầu hết những con rồng châu Phi giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ, đôi khi chỉ sở hữu hai chân, nếu có. Những con rồng giống như con rắn này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp văn hóa châu Phi, bao gồm văn hóa dân gian, tôn giáo, thần thoại và các câu chuyện bộ lạc. Những câu chuyện về những con rồng này đã được tìm thấy ở các bộ lạc, thành phố và thị trấn trên khắp châu Phi bao gồm cả Ai Cập.

Lam-Rong-da-Chieu-da-Rong.jpg

Lam-Rong-da-Chieu-da-Rong.jpg

Trên thực tế, một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên “rồng” dù chúng chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo. Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến, rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ  nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận.

Lam-Rong-da-Cho-Chua-Thuong-Tho-Ha-Nam.jpg

Lam-Rong-da-Cho-Chua-Thuong-Tho-Ha-Nam.jpg

Rồng đá

Rồng đá là linh vật hay được sử dụng trong các công trình kiến trúc tâm linh như: Đình, Chùa,  Miếu thờ, Điện thờ, Khu lăng thờ, Khu lăng mộ đá, Khu mộ đá, Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Khu điện thờ, Khu đền thờ,… Rồng có thể được điêu khắc, chế tác từ nhiều loại đá khác nhau như: Đá xanh tự nhiên, Đá xanh rêu cao cấp, Đá trắng nguyên khối, Đá vàng, Đá xanh ngọc bán quý…

Theo một số nước Á Đông RỒNG ĐÁ cơ bản có bốn loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên  vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ bốn loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:

  1. Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
  2. Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
  3. Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
  4. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
Rong-da-DEP-cho-Chua-o-Hai-Duong.jpg

Rong-da-DEP-cho-Chua-o-Hai-Duong.jpg

Long (Rồng đá) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh chín con).

Rong-da-dep-cho-Khu-di-tich-lich-su.jpg

Rong-da-dep-cho-Khu-di-tich-lich-su.jpg

Hình tượng Rồng đá ĐẸP Việt Nam

Con rồng Việt Nam là vật tổ của người Việt theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng, mỏng manh, giống như đang uốn lượn trong mây, thích hợp với các lễ cầu mưa. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn…

Rong-da-nguyen-khoi-dep-cho-Dinh-Chua.jpg

Rong-da-nguyen-khoi-dep-cho-Dinh-Chua.jpg

Rồng đá ở Việt Nam thường có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:

  • Rồng Việt Nam là con vật có sự kết hợp của 9 loài vật khác: đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ.
  • Thân rồng uốn hình sin 12 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
  • Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, đầu lớn uy dũng, sừng hươu, mắt to tròn, mũi nở, miệng mở rộng, răng cửa nhọn, thân dài và cơ bắp uyển chuyển uốn lượn với vẩy âm dương ngũ sắc, đuôi Rồng lượn sóng hoặc tõe các tua đuôi, chân rồng với năm móng sắc lẽm chỉ có ở bậc hoàng đế.
  • Miệng ngậm Long châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
  • Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
Rong-da-trang-cao-cap.jpg

Rong-da-trang-cao-cap.jpg

LÀM RỒNG ĐÁ ở đâu UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẠNH TRANH?

ĐÁ MỸ NGHỆ ANH ĐỨC, tự hào và hãnh diện là Đơn vị thi công, chế tác và điêu khắc Rồng bằng đá khối tự nhiên HÀNG ĐẦU tại Việt Nam. Thương hiệu Rồng bằng đá của chúng tôi đã có mặt ở nhiều công trình, kiến trúc tâm linh, đình, chùa, điện thờ, bảo điện, lăng thờ, nhà thờ tổ, từ đường,… Để liên hệ làm Rồng bằng đá Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi: Nghệ nhân Anh Đức – 0916.166.039 – Địa chỉ: Làng Đá mỹ nghệ truyền thống, Ninh Vân, Hoa Lư, NinH Bình.

Dưới đây Nghệ nhân Anh Đức, xin chia sẻ và giới thiệu chi tiết tới Quý khách những Mẫu Rồng Đá của chúng tôi đã thi công, chế tác.